Nguồn Gốc Lịch Sử Của Đế Chế La Mã - Roman Aoe 1
Nơi phát sinh nền văn minh Roma cổ đại là Italia, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng nằm chắn ngang Địa Trung Hải. Phía bắc bán đảo có dãy núi Alpes tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và châu Âu, ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennin chạy dọc suốt cả bán đảo từ Bắc xuống Nam như một đường xương sống. Gần Italia còn có ba đảo lớn; đảo Xixin ở phía nam, đảo Cooxo và Xacdenhơ ở phía tây. Khác Hi Lạp, bán đảo Italia lớn gấp 5 lần Hi Lạp, lại có khá nhiều đồng bằng mầu mỡ, đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ngoài ra, ở Italia nhất là miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho sự phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc.
Italia có nhiều kim loại quý như đồng, chì, sắt, lại có hàng nghìn km đường biển, có nhiểu cảng vịnh thích hợp cho những hoạt động mậu dịch hàng hải. Cũng như Hi Lạp, những điều kiện tự nhiên ở Italia trong thời cổ đại đã tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước Roma.
Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Roma, thành bang Roma trên bờ sông Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó là nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực tế đó cùng với tham vọng mở rộng uy lực của của tầng lớp quý tộc Roma đã đặt Roma trước một đòi hỏi khẩn thiết, bành trướng và mở rộng lãnh thổ.
Quá trình bành trướng của Roma đã diễn ra trong suốt gần 200 năm và đã trải qua 2 thời kì - thời kỳ Roma thống nhất bán đảo Italia và thời kì vươn ra khống chế, làm chủ cả khu vực Địa Trung Hải.
Italia có nhiều kim loại quý như đồng, chì, sắt, lại có hàng nghìn km đường biển, có nhiểu cảng vịnh thích hợp cho những hoạt động mậu dịch hàng hải. Cũng như Hi Lạp, những điều kiện tự nhiên ở Italia trong thời cổ đại đã tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước Roma.
Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Roma, thành bang Roma trên bờ sông Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó là nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực tế đó cùng với tham vọng mở rộng uy lực của của tầng lớp quý tộc Roma đã đặt Roma trước một đòi hỏi khẩn thiết, bành trướng và mở rộng lãnh thổ.
Quá trình bành trướng của Roma đã diễn ra trong suốt gần 200 năm và đã trải qua 2 thời kì - thời kỳ Roma thống nhất bán đảo Italia và thời kì vươn ra khống chế, làm chủ cả khu vực Địa Trung Hải.
Vùng đất đầu tiên mà người Roma để mắt tới là những vùng đất đai của người Etoruxco ở giữa 2 sông Acnô và Tibrơ. Người Etoruxcơ lúc này đã suy yếu, tuy nhiên họ vẫn kháng cự quyết liệt để bảo toàn lãnh thổ của họ. Trận kịch chiến cuối cùng giữa người Etoruxcơ và quân Roma đã diễn ra ở thành Vei - thành phố nằm bên hữu ngạn sông Tibrơ - quân Roma đã liên tục vây hãm và tấn công thành trong suốt 10 năm (từ năm 406 - 396 TCN).
Thành Vei của người Etoruxco bị san phẳng, tất cả cư dân đều bị biến thành nô lệ. Sau khi giải phóng xong những vùng đất của người Etoruxcơ ở phía bắc, Roma bắt tay vào việc mở rộng cương vực của mình ra đồng bằng Latium. Sự chống đối của người Latinh ở đây không đáng kể vì bản thân người Latinh đồng tộc cũng mong muốn được hòa nhập vào khối công dân Roma.
Tiếp đó, Roma bắt đầu vươn xuống lãnh thổ miền Trung Italia, nơi vốn dĩ đang thuộc quyền cai quản của người Samnium.
Suốt non nửa thế kỉ, người Roma đã phát động 3 chiến dịch lớn nhằm thôn tính vùng đất của người Samnium. Chiến dịch thứ nhất xảy ra vào các năm 343 - 341 TCN, chiến dịch thứ II (năm 326 - 304 TCN) và chiến dịch thứ III (năm 298 - 290 TCN).
Người Samnium cam chịu thất bại. Vùng đất mênh mông ở Trung Italia đã thuộc quyền kiểm soát của Roma.
Nhân đà thắng lợi Roma mở rộng cương vực của mình xuống phía Nam, nhòm ngó các thành bang của Hi Lạp ở miền cực Nam và trên đảo Xixin. Những cuộc hành quân lớn đã được thực hiện. Đầu thế kỉ III TCN, người Roma đã chiến thắng Lucanium và Campanium ở miền Nam. Năm 280 TCN, Roma đã kịch chiến với Tarentum, thành bang mạng nhất của người Hilạp ở miền nam Italia. Trong trận kịch chiến đẫm máu cuối cùng xảy ra ở Benêventô năm 275 TCN, liên quân Tarentum, Epia thất bại hoàn toàn, Piruxo vội vã rút quân về Hilạp. Thành bang Tarentum lọt vào tay người Roma và các thành bang khác của người Hi Lạp ở Nam Italia cũng lần lượt quy thuận. Roma làm chủ phần đất rộng lớn cuối cùng của bán đảo Italia. năm 275 được coi là năm cuối cùng đánh dấu sự hoàn toàn chinh phục toàn bộ Italia của Roma
Xâm chiếm và làm chủ toàn bộ Italia, Roma chiếm thêm được nhiều đất đai, thỏa mãn quyền bình đẳng về ruộng đất của các công dân, chiếm thêm được nhiều hải cảng quan trọng ở miền Nam. Nhờ học hỏi kĩ thuật đóng thuyền của người Hilạp, lần đầu tiên Roma đã xây dựng được lực lượng Hải Quân của mình với 120 chiến thuyền trọng tải lớn. Sức đang mạnh, thế đang lên, Roma đã không dừng lại tham vọng mở rộng cương vực. Tuy nhiên, người Roma đã vấp phải những trở ngại; Ở phía tây Địa Trung Hải là thế lực của quân Catharian, phía đông là những thế lực hùng mạnh của người Macedonia, Xiri. Những cuộc chiến tranh lớn kéo dài nhiều năm giữa các thế lực đã và đang muốn làm bác chủ khu vực Địa Trung Hải đã bùng nổ.
Chiến tranh Roma - Catharian
Chiến tranh Roma - Macedonia
Chiến tranh Roma - Xiri
Chiến tranh Roma - Catago (264 - 146 TCN)
Lịch sử quen gọi cuộc chiến tranh giữa Roma và Catago là cuộc chiến tranh Punic, cuộc chiến này đã kéo dài 120 năm (264 - 146 TCN) và là cuộc chiến gian khổ, tốn kém nhất của Roma.
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh Roma - Catago là những biến động xảy ra trên báo đảo Xixin, nơi mà cả Roma và Catago đều đang thèm khát, mưu toan biến thành vùng lãnh thổ của riêng mình.
Sau hai chiến dịch, Catago bị đè bẹp, nhưng đến năm 201 TCN, viện cớ Catharian vi phạm hiệp ước, Roma đã đem đại quân sang Catago với tối hậu thư buộc Catharian phải hủy thành phố của họ, rời sâu vào nội địa ít nhất 15km cách bờ biển, từ bỏ nghề hàng hải, phải giao nộp toàn bộ chiến thuyền và đưa 300 quý tộc Catharian sang Roma để làm con tin. Những yêu cầu quá đáng của Roma đã buộc Catago phải cầm vũ khí tự vệ dù sức và lực có kém xa Roma. Suốt 2 năm kiên trì chống trả, cuối cùng vào năm 146 TCN, người Catago đành cam chịu thất bại. Roma tiến hành cuộc thảm sát tàn khốc trong suốt 6 ngày đêm. Thành Catago bị thiêu hủy, thành Catago có lịch sử lâu đời và trù phú đã bị Roma xóa tên thành một bộ phận của thế giới Roma. Chiến tranh Roma - Catago kết thúc.
Chiến tranh Roma - Macedonia (214 - 168 TCN), chiến tranh Roma - Xiri (192 - 189 TCN) và quyền bá chủ của Roma ở Địa Trung Hải.
Bành trướng và mở rộng cương vực sang Đông Địa Trung Hải, Roma đã gặp các thế lực đang nắm quyền khống chế khu vực này, đó là Macedonia và Xiri.
Chiến tranh Roma - Macedonia thật sự bắt đầu kể từ khi người Ai Cập yêu cầu Roma giúp đỡ để giành lại những đất đai ở hải ngoại của Ai Cập bị Macedonia xâm chiếm.
Trong suốt những năm từ 171 - 168 TCN, Roma đã liên tục tổ chức những cuộc tấn công quyết liệt với dã tâm biến Macedonia thành một tỉnh của đế chế Roma. Năm 168 TCN, người Macedonia đại bại tại trận Pitna (Nam Makedonia), Roma đã chia xứ Makedonia thành 4 vùng tự trị, không được liên hệ với nhau và cùng lệ thuộc vào Roma. Cho tới năm 147 TCN, Macedonia mất cả quyền tự trị, trở thành một tỉnh của Roma.
Chiến thắng của Roma trước Macedonia đã kết thúc quá trình bành trướng của Roma ở Đông Địa Trung Hải, xác lập quyền thống trị của người Roma ở khu vực này.
Sau khi làm chủ hoàn toàn Italia, từ năm 264 - 146 TCN, Roma đã lần lượt đánh gục những thế lực cạnh tranh mình ở cả Tây và Đông Địa Trung Hải, thâu tóm trong tay mình những vùng đất rộng lớn, làm chủ toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, thao túng hoàn toàn trên biển, biến Địa Trung Hải thành cái "ao nhà" củ Roma. Từ một thành bang non trẻ, Roma đã vươn lên bá chủ hoàn toàn khu vực Địa Trung Hải
Các binh sĩ cuả quân đội Đế quốc La Mã đều là những quân nhân chuyên nghiệp và họ tình nguyện tham gia phục vụ 25 năm trong quân ngũ. Nhiệm vụ chính của quân đội La Mã vào đầu thời kỳ đế quốc đó là bảo vệ nền Thái bình La Mã, ba bộ phận chính của quân đội đó là.
- Các đơn vị đồn trú tại Rome, trong đó bao gồm cả lực lượng vệ binh hoàng gia và Vigile, những người có vai trò như là cảnh sát và nhân viên cứu hỏa.
- Quân đội ở các tỉnh, bao gồm cả các quân đoàn La Mã bao gồm cả các đạo quân trợ chiến được cung cấp bởi các tỉnh
- Hải quân
Trong và sau cuộc nội chiến, Octavianus giảm số lượng to lớn các binh đoàn Lê dương La Mã (gồm hơn 60 binh đoàn) xuống còn 28 binh đoàn, một con số dễ chấp nhận và kiểm soát hơn nhiều. Một số binh đoàn bị ngờ vực về sự trung thành chỉ đơn giản là bị sa thải.
Augustus cũng thành lập đội Cận vệ của Hoàng đế La Mã, có vẻ để giữ gìn hòa bình chung và đóng quân tại Ý. Được trả lương hậu hĩnh hơn các Binh đoàn, các cận vệ cũng phục vụ ngắn hạn hơn, thay vì phục vụ theo thời gian tiêu chuẩn của các binh đoàn là 25 năm, họ về phép sau 16 năm tại nhiệm.
Tuy quân trợ chiến không nổi danh bằng các Binh đoàn, họ có tầm quan trọng không nhỏ. Khác với các binh đoàn, quân trợ chiến được tuyển mộ từ người không có quyền công dân. Được tổ chức trong các đơn vị nhỏ hơn, họ được trả thù lao ít hơn các binh đoàn, và sau 25 năm phục vụ trong quân đội, họ cùng các con mình được trao quyền công dân La Mã.
Lực lượng Hải quân La Mã không chỉ hỗ trợ trong việc tiếp tế và vận tải các Binh đoàn, nhưng cũng góp phần bảo vệ biên thùy ở các dòng sông. Một trách nhiệm rất quan trọng của họ là bảo vệ những con đường buôn bán trên biển chống lại mối đe dọa của cướp biển. Do đó họ tuần tra khắp Địa Trung Hải, một phần của Bắc Đại Tây Dương và cũng hiện diện trên Biển Đen. Song người La Mã vẫn coi lục quân là một nhánh cao cấp và vinh hiển hơn.
Nguồn Gốc Lịch Sử Của Đế Chế La Mã - Roman Aoe 1
Reviewed by Kaito Nguyen
on
8:42 PM
Rating:

No comments: